Gan là một cơ quan rất quan trọng, đảm trách nhiều chức năng trong cơ thể tôm nuôi. Đặc biệt, trong điều kiện nuôi thâm canh với mật độ cao việc bổ sung các chất tăng cường chức năng gan cho tôm nuôi là vô cùng cần thiết.
Các chất thường được sử dụng trong chế phẩm tăng cường chức năng gan trong nuôi tôm thường có là sorbitol, inositol, choline và methionine
Sorbitol
Sorbitol là một trong các nguyên liệu được ứng dụng nhiều trong sản xuất thực phẩm bổ sung, thuốc thú y, thủy sản, nuôi tôm công nghiệp. Hiện nay, các nhà máy sản xuất sorbitol truyền thống sản xuất rất nhiều loại sản phẩm sorbitol dạng nước và dạng rắn với các thương phẩm khác nhau, chủ yếu là D-Sorbitol tinh khiết, còn gọi là sorbitol kết tinh (hay sorbitol loại C) và sorbitol không kết tinh (còn gọi là sorbitol loại NC).
Trong nuôi tôm, sorbitol có vai trò kích thích sự tiết mật và các enzyme tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn của tôm đạt hiệu quả cao hơn. Đồng thời, sorbitol còn có khả năng kích thích việc tiết ra một số hormone nhằm duy trì hoạt động bình thường của gan và cơ thể. Do đó, trong các sản phẩm bổ sung vào thức ăn của tôm, sorbitol cùng với các chất khác có nhiệm vụ tăng cường chức năng gan, đặc biệt chức năng gan tụy ở tôm; Phòng chứng gan sưng (hoại tử gan); đào thải độc tố, giúp đề kháng tốt với bệnh; Kích thích quá trình tiêu hóa và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Hạn chế sự tồn lưu hóa chất, kháng sinh trong thịt cá, tôm. Sorbitol được bổ sung cho tôm vào thức ăn để phòng các bệnh về gan với lượng là 2 – 3 ml/kg thức ăn.
2. Choline và Inositol
Choline và inositol là hai vitamin thuộc nhóm vitamin tan trong nước, nhưng khác với nhóm này là không tham gia vào thành phần coenzyme. Đối với tôm nuôi, hai chất này có chức năng cơ bản là tham gia vào cấu trúc cơ thể hơn là coenzyme, vì thế nhu cầu lớn hơn so với các vitamin tan trong nước khác. Inositol và choline giúp cơ thể tôm tăng cường việc sử dụng chất béo, làm giảm việc tích lũy chất béo trong gan và cơ thể do thức ăn có nhiều chất béo hoặc tỷ lệ năng lượng/protein cao hơn mức thích hợp. Hơn nữa, chúng còn giúp tăng cường việc chuyển hóa chất béo tích lũy trong gan thành phospholipid, vừa có tác dụng giảm hàm lượng chất béo trong gan vừa cung cấp phospholipid cho nhu cầu của cơ thể. Yêu cầu cung cấp choline cho tôm là 600 mg/kg thức ăn. Nhu cầu inositol cho tôm là 400 mg/kg thức ăn. Dấu hiệu thiếu choline và inositol ở tôm nuôi mà người nuôi có thể nhận biết được đó là dấu hiệu giảm sinh trưởng và tỷ lệ sống giảm. Choline được bổ sung vào thức ăn dưới dạng chiline chloride (70% choline). Choline không bị mất đi qua quá trình chế biến nhưng khi vào nước sẽ mất đi khoảng 10% sau 60 phút (Kanazawa, 1976).
3. Methionine
Methionine là một trong những axit amin quan trọng nhất trong thức ăn thủy sản, đóng vai trò là nguồn lưu huỳnh trong một số phản ứng và ảnh hưởng đến hoạt động của các enzym chủ chốt. Và đóng vai trò rất quan trọng trong các quá trình sinh lý và trao đổi chất khác nhau ở động vật. Tôm lấy methionine và các axit amin thiết yếu khác thông qua protein trong khẩu phần ăn hoặc thông qua việc phân hủy protein cơ thể. Methionine được coi là axit amin thiết yếu hạn chế nhất trong thức ăn nuôi trồng thủy sản thương mại cho tôm. Theo các nghiên cứu, yêu cầu về lượng methionine trong chế độ ăn đối với hai loại tôm nuôi thương mại là tôm Kuruma (Marsupenaeus japonicus) và tôm sú (Penaeus monodon) – được ước lượng lần lượt là 1,4% protein thô và 2,4% protein thô. Đối với tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei), tài liệu nghiên cứu cho thấy một lượng methionine cần thiết là 1,9 đến 2,9% protein thô.
Một vai trò rất quan trọng của gan là việc loại thải các chất độc sinh ra trong quá trình trao đổi chất, độc tố nấm mốc và kháng sinh sử dụng khi điều trị bệnh nhiễm khuẩn trên động vật thủy sản. Tại gan, những chất độc này được chuyển hóa thành những chất không độc trước khi loại thải ra khỏi cơ thể bằng một loạt các phản ứng sinh hóa phức tạp. Một số phản ứng sinh hóa trong quá trình chuyển hóa chất độc này cần sự hiện diện của nhóm methyl (CH3). Nếu không có nhóm methyl thì các phản ứng sinh hóa này sẽ không thực hiện được.
Vì vậy, việc sử dụng methionine và choline trong chế phẩm tăng cường chức năng gan là nhằm cung cấp nhóm methyl cho các phản ứng sinh hóa này. Sự hiện diện của sorbitol, inositol, choline và methionine trong chế phẩm tăng cường chức năng gan hỗ trợ gan loại thải hiệu quả các chất độc ra khỏi cơ thể và duy trì các hoạt động chức năng ở mức bình thường, giúp động vật thủy sản nuôi sinh trưởng và phát triển nhanh, duy trì tình trạng sức khỏe tốt và ít bệnh
Như vậy để phòng bệnh gan trên tôm hiệu quả bà con cần lưu ý những vấn đề gì?
– Lựa chọn mua giống tốt, khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh.
– Chuẩn bị ao nuôi trước khi thả tôm theo đúng quy trình, áp dụng các phương pháp an toàn sinh học.
– Thả nuôi tôm với mật độ vừa phải, không nên quá dày.
– Lựa chọn thức ăn đảm bảo chất lượng, đủ chất dinh dưỡng và điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm để tránh dư thừa tạo điều kiện phát triển cho các loài vi khuẩn.
– Độ kiềm cần đạt 100ppm và tăng dần đến 150ppm ở cuối mùa vụ. Nồng độ pH tối thiểu 7,8 ở đồng bằng sông Cửu Long và không thấp hơn 8,0 đối với những khu vực miền trung.
– Duy trì hàm lượng oxy cần thiết trong ao nuôi.
Đặc biệt, thường xuyên sử dụng các sản phẩm có chứa các thành phần như sorbitol, inositol, choline và methionie, lysine để tăng cường chức năng gan, giải độc tố gan giúp gan tôm khỏe mạnh vượt qua ngưỡng gây bệnh.
Và ngày hôm nay tôi xin giới thiệu với các chủ đầm nuôi tôm, sản phẩm VMC AQUAGAP có tích hợp đủ các thành phần nêu trên tăng cường chức năng gan, bổ sung sorbitol, acid amin vào thức ăn, giúp tôm phát triển, tránh được các bệnh như teo gan, nhũn gan, vàng gan hay gan tụy cấp tính
Giới thiệu sản phẩm VMC AQUAGAP:
Sản phẩm đóng dạng chai 1 lít và sản xuất tại VMCGROUP chi nhánh Cần Thơ
(Theo tài liệu của TS. Nguyễn Như Trí, Khoa Thủy sản – Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh).