Để bảo vệ tốt môi trường, giữ an toàn hệ sinh thái, hạn chế nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh cho tôm nuôi thì hoạt động quản lý dịch bệnh cần giải pháp tổng hợp.
Trong đó, bao gồm Giải pháp giảm thiểu sự xuất hiện mầm bệnh; Giải pháp giảm thiểu yếu tố gia tăng mẫn cảm bệnh; Giải pháp tăng cường dinh dưỡng sức khỏe đường ruột & nâng cao dinh dưỡng chống stress cho tôm. Tiến sỹ Nguyễn Duy Hòa, Giám đốc kỹ thuật toàn cầu Ngành hàng Empyreal – Cargill Inc có bài phân tích vấn đề này.
Giảm thiểu nguy cơ xâm nhập mầm bệnh
Trước tiên, theo Tiến sỹ Hòa, cần chọn giống sạch bệnh, chất lượng tốt. Tôm giống chất lượng cao có các đặc điểm: Kích cỡ hợp lý và đồng đều; Màu sắc đẹp, vỏ bóng mượt; Giọt lipid trong gan tôm; Phản ứng bơi lội ngược dòng tốt; Tỉ lệ sống cao khi sốc tôm.
Hình ảnh tôm sạch bệnh và tôm nhiễm bệnh phân trắng Vibrio
Còn tôm giống nhiễm bệnh có biểu hiện: Giảm hoạt động, giảm bơi lội ngược dòng; Giảm hướng quang; Ruột không đầy; Đuôi không xòe.
Để giảm thiểu nguy cơ xâm nhập mầm bệnh cần quản lý chất lượng nước ao nuôi thật tốt. Chú trọng thiết kế trại nuôi có khu lắng lọc, xử lý hữu cơ, diệt khuẩn.
Giải pháp công nghệ nuôi bền vững cũng góp phần quan trọng giảm thiểu nguy cơ xâm nhập mầm bệnh. Các công nghệ nuôi bền vững có thể kể đến như RYAN Aquaculture-TOMGOXY, Giải pháp công nghệ RAS.
Giảm thiểu nguy cơ gia tăng mẫn cảm mầm bệnh
Dịch bệnh tôm và các yếu tố nguy cơ. Ảnh: Tép Bạc
Thứ nhất là đảm bảo chất lượng nước sạch và tối ưu. Gồm có: Lắng lọc, xử lý kỹ nguồn nước; Loại bỏ ký chủ trung gian; pH, oxy hòa tan, kiềm tối ưu; Khí độc thấp. Thường xuyên duy trì không để sụp tảo, tảo tàn, tảo độc. Quan tâm chống nóng mùa hè, chống biến động nhiệt, có giải pháp khi trời mưa liên tục.
Thứ hai, loại bỏ chất hữu cơ trong ao: Quản lý chương trình cho ăn không dư; Quản lý phân lỏng làm cợn nước; Quản lý gom xả chất thải.
Thứ ba, thức ăn cao cấp & thức ăn chức năng: Chống stress tốt (peptides sinh học và chất chống oxi hóa); Cải thiện sức khỏe & hệ vi sinh có lợi đường ruột. Giải pháp nguyên liệu cao cấp, enzymes, a xít hữu cơ,… giúp tăng tiêu hóa, tăng cường miễn dịch cho tôm.
Cuối cùng là giảm sức tải sinh học: Sang thưa nuôi nhiều giai đoạn; đảm bảo mật độ thả nuôi hợp lý ở mỗi giai đoạn. Đồng thời thu tỉa và nuôi size lớn.
Làm tốt 4 công việc trên giúp kiểm soát stress và sức tải sinh học sẽ giảm thiểu nguy cơ gia tăng mẫn cảm mầm bệnh ở tôm nuôi.
Tăng cường dinh dưỡng sức khỏe tôm
Sơ đồ tăng cường dinh dưỡng sức khỏe tôm . Ảnh: Tép Bạc
Dinh dưỡng sức khỏe và stress tôm nuôi gồm có Dinh dưỡng chống stress, kháng khuẩn và tăng miễn dịch cho tôm; Dinh dưỡng tiêu hóa và sức khỏe đường ruột.
Về dinh dưỡng chống stress, kháng khuẩn và tăng miễn dịch cho tôm có thể kể đến: Peptides (soluble protein) and biopeptides; Cholesterol & phospholipids; Taurine, Choline chloride, Sorbitol, Inositol; Nucleotides, Vitamin E, C, D3, Carotenoids, MOS, Betagulcan, herbal extracts; Phytogenics.
Dinh dưỡng tiêu hóa và sức khỏe đường ruột cho tôm có thể kể đến: Organic acids; Probiotics, Prebiotics; Enzymes; Yeast/Seaweed extracts.
Khi sử dụng hợp lý 2 loại dinh dưỡng sẽ có kết quả tăng cường dinh dưỡng sức khỏe đường ruột và chống stress, kháng khuẩn cho tôm.
Chú trọng sản xuất thức ăn chức năng từ các nguồn đạm chức năng lên men cao cấp & chất phụ gia đạt chuẩn
Kiến nghị với quản lý nhà nước
Giải pháp tổng hợp quản lý dịch bệnh trên tôm nuôi để giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh liên quan toàn chuỗi sản xuất, cần có sự hỗ trợ của quản lý nhà nước. Tiến sỹ Nguyễn Duy Hòa có kiến nghị cụ thể:
Quản lý chặt chẽ chất lượng tôm giống và hỗ trợ tốt cho các doanh nghiệp có chất lượng tôm giống tốt. Cần hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư khoa học công nghệ phát triển các hệ thống & giải pháp nuôi bền vững, các giải pháp dinh dưỡng chống stress & tăng cường sức khỏe tôm nuôi.
Đồng thời, cần có các dự án hỗ trợ doanh nghiệp đi tiên phong trong việc xây dựng thương hiệu cho ngành tôm Việt Nam. Tăng cường công tác tập huấn, đào tạo nông dân về thực hành nuôi tốt & cập nhật kiến thức quản lý dịch bệnh & môi trường cho người nuôi.
” Nguồn: Internet”