Chất thải hữu cơ là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm. Do đó, việc quản lý chất thải hữu cơ trong ao tôm luôn được người nuôi chú trọng nhằm giảm thiểu những rủi ro và nâng cao năng suất cho vụ nuôi.
Ở nước ta, ngành nuôi trồng thủy sản đã và đang phát triển mạnh mẽ và sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai. Đây là một tín hiệu đáng mừng nhưng song song với đó người nuôi cũng gặp phải những vấn đề khó khăn trong việc xử lý chất thải hữu cơ trong ao tôm. Do đó, bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về nguyên nhân, tác hại và cách xử lý chất thải hữu cơ trong nuôi tôm để người nuôi cùng biết nhé!
Nguyên nhân xuất hiện chất thải hữu cơ trong ao tôm
Chất thải hữu cơ trong nuôi tôm phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả về tác động tự nhiên lẫn tác động từ con người, cụ thể:
— Dòng chảy của nước làm cho đất ao bị xói mòn
— Đất bờ ao bị rửa trôi
— Thức ăn tôm dư thừa tích tụ dưới đáy ao
— Phân tôm thải ra môi trường ao nuôi
— Xác chết của nhiều loại phiêu sinh vật
— Cặn bã dư thừa của các loại vôi và khoáng chất
— Các chất lơ lửng có trong nguồn nước cấp
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong ao nuôi thâm canh thì lượng thức ăn dư thừa và phân tôm là các loại chất thải hữu cơ gặp nhiều nhất trong ao. Có tới 64% tổng đạm và 77% tổng lân từ thức ăn được thải ra môi trường nước ở dạng hòa tan và không hòa tan.
Những hệ thống ao nuôi có năng suất cao thì lượng chất thải hữu cơ sẽ tích tụ càng nhiều, cho nên người nuôi cần phải có sự quản lý chặt chẽ sự tồn lưu các chất thải hữu cơ trong ao.
Những tác hại tiềm ẩn của chất thải hữu cơ trong ao tôm
- Tạo điều kiện cho tảo độc phát triển
Đối với ao đất, khi lượng chất thải hữu cơ tích lũy nhiều sẽ tạo điều kiện cho tảo độc phát triển. Lúc này, các loại tảo lam sẽ phát triển mạnh thay thế cho các loại tảo có lợi (tảo silic) gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước ao nuôi.
- Tích lũy khí độc trong ao nuôi
Chất thải hữu cơ trong ao tôm sẽ làm ra tăng nồng độ khí NH3 và H2S trong ao nuôi tôm. NH3 sinh ra do sự bài tiết của tôm và sự phân hủy đạm có trong chất thải hữu cơ ở điều kiện thiếu khí và yếm khí. H2S sinh ra từ các chất thải hữu cơ lắng tụ khi phân hủy trong điều kiện yếm khí.
Nếu H2S hiện diện trong ao nuôi với nồng độ cao, chúng ta có thể nhận biết bằng đặc điểm có mùi trứng thối gây độc cho tôm và làm suy giảm chất lượng nước nhanh chóng vào cuối chu kỳ.
- Giảm hàm lượng oxy hòa tan trong ao
Hàm lượng oxy hòa tan trong ao đóng vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp của tôm nuôi. Nếu ao có chất thải hữu cơ cao thì sẽ làm giảm hàm lượng oxy hòa tan trong ao. Bởi vì, quá trình phân hủy chất thải phải cần một lượng oxy hòa tan vừa đủ.
- Ô nhiễm môi trường
Nguồn chất thải hữu cơ trong ao cũng góp phần làm ô nhiễm môi trường ao nuôi và có thể gây ô nhiễm môi trường khi nước thải rò rỉ ra bên ngoài.
- Gây bệnh cho tôm
Chất lượng nước suy giảm sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của tôm nuôi như giảm ăn, chậm lớn, sức đề kháng kém. Ngoài việc phát sinh ra khí độc, giảm hàm lượng oxy thì chất thải hữu cơ còn là nguyên nhân gây bệnh tôm. Một số bệnh thường gặp trên tôm như: bệnh đen mang, mang tôm bị teo, mòn đuôi, cụt râu,… Tôm bị bệnh sẽ bỏ ăn, yếu dần, thậm chí gây chết nếu không khắc phục kịp thời.
Chất thải hữu cơ trong ao tôm xử lý sao cho hiệu quả?
Giải pháp đơn giản để xử lý chất thải trong ao nuôi là tiến hành thay nước kết hợp với sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý chất thải hữu cơ. Lúc này, các chất dinh dưỡng dư thừa, tảo và các chất ô nhiễm sẽ được loại bỏ ra khỏi ao và thay thế bằng nguồn nước mới tốt hơn.
Chế phẩm vi sinh xử lý chất thải hữu cơ – EM GỐC
Chế phẩm sinh học vi sinh EM gốc là dòng vi sinh được sử dụng xử lý chất thải hữu cơ trong ao tôm một cách hữu hiệu. Sản phẩm giúp phân hủy thức ăn dưa thừa đồng thời cải thiện vi sinh có lợi trong nền đáy ao giúp giảm sự phát triển của các loại vi sinh và ký sinh trùng gây hại. VMCGROUP khuyến khích người nuôi sử dụng Chế phẩm sinh học vi sinh EM gốc định kỳ với liệu lượng 1 lít đã ủ cho 1000 m3 nước. Xem chi tiết cách sử dụng Chế phẩm sinh học vi sinh EM gốc
=> Lưu ý: trong quá trình nuôi, bà con cần phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
— Cải tạo ao thật kỹ trước khi thả bằng việc rải vôi, phơi đáy, loại bỏ giáp xác,….
— Quản lý sự xói mòn do dòng chảy bằng việc gia cố bờ chắc chắn, đặt hệ thống quạt nước phù hợp sao cho dòng chảy phải thu gom được chất thải tại khu vực giữa ao.
— Quản lý thức ăn vừa phải, chọn thức ăn chất lượng, cho tôm ăn bằng nhá để điều chỉnh lượng thức ăn sao cho phù hợp nhất.
— Quản lý tốt màu nước ao nuôi bằng việc bổ sung vôi, khoáng chất, chế phẩm sinh học và các loại phân để duy trì sự phát triển của các loại tảo có lợi trong ao tôm.
— Chọn nguồn nước cấp thích hợp, ít tạp chất, không có tảo và có độ mặn thấp.
— Tạo hố xi phong và tiến hành xi phong đáy ao thường xuyên để loại bỏ chất thải hữu cơ trong nuôi tôm một cách an toàn.
Khuyến cáo người nuôi nên lót bạt để hạn chế tình trạng tích tụ chất thải hữu cơ dưới đáy ao. Bên cạnh đó, cần đầu tư hệ thống ao lắng, ao lọc nước trước khi cấp nước vào ao nuôi.