CÁCH Ủ PHÂN CHUỒNG BẰNG MEN VI SINH

Phân bón cần được ủ trước khi đem bón cho cây trồng. Việc bổ sung men vi sinh giúp thúc đẩy quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Vậy cách ủ với men vi sinh như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

1. Tại sao phải ủ phân trước khi bón cây trồng?

  • Trong phân hữu cơ thường có các vi khuẩn, nấm, các loại ký sinh trùng. Gây ảnh hưởng trực tiếp tới cây trồng. Không những vậy mà các vi sinh có thể gây bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp cho người, gia súc.
  • Phân thường có mùi khó chịu, chứa rất nhiều các chất cao phân tử như xenlulo, tinh bột, protein,… Khi ủ phân đúng cách, nhiệt độ đống ủ và các vi sinh có lợi sẽ tiêu diệt hầu hết các mầm bệnh, phân mất mùi khó chịu.
  • Các chất cao phân tử như xenlulozo, tinh bột, protein, mỡ…Bị phân hủy thành các chất có cấu tạo phân tử nhỏ hơn nên cây dễ hấp thu hơn. Như xenlulozo, tinh bột bị biến thành các loại tinh bột có phân tử thấp; protein biến thành các ami nô axit mà các sản phẩm sau quá trình ủ là nguồn thức ăn, môi trường tốt cho sự phát triển của các loại vi sinh có ích như các vi sinh cố định đạm…

2. Cách ủ phân với men vi sinh 

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

– Nguyên liệu để ủ phân hiện khá phong phú như bã mía, rơm rạ, vỏ trái cây… Khoảng từ 5m3- 6m3, phân NPK 2kg, hoặc phân gia súc, gia cầm hoặc bã thải từ các hầm biogas khoảng 1 tấn, 3 – 4kg

– Nguyên liệu dùng để ủ phân thì kích thước càng nhỏ càng tốt.  Đối với rơm rạ tươi cần ủ từ 25- 30 ngày trước khi đưa vào phối trộn. Đối với rơm rạ khô nên tưới ẩm trước khi ủ ít nhất 12 giờ.

Chuyên gia ] Bí kíp ủ phân bò sử dụng bón cây hiệu quả

Bước 2: Dụng cụ và nơi ủ

– Nơi ủ nên có nền đất nện hoặc xi măng, khô ráo, hoặc lót nền đất bằng bạt nilong. Nên rạch rãnh xung quanh để nước ủ phân chảy vào hố gom nhỏ, tránh chảy ra ngoài khi tưới ẩm quá. Có thể ủ trong nhà kho, chuồng nuôi không còn sử dụng…, diện tích nền khoảng  3m2/ tấn nguyên liệu ủ.

– Chuẩn bị sẵn bình tưới, cuốc, xẻng, cào…và vật liệu để làm mái như bạt, bao tải, bao nilong…để che nắng, giữ nhiệt trong khi ủ.

Tại sao cần ủ phân hữu cơ với men vi sinh Trichoderma?

Bước 3: Kỹ thuật ủ

– Trước tiên dùng vỏ trấu, bã thực vật… trộn đều với Đệm lót sinh học. Sau đó, cho một lớp phân chuồng (trâu, bò, heo, gà…) có ẩm độ 40 – 50% (dùng tay bốc lên,nắm chặt thấy nước rỉ ra là được). Tiếp theo rải một lớp mỏng Đệm lót sinh học , 1 lớp Super Lân và tiếp tục như thế cho đến khi đống phân đạt 1 – 1,5m. Dùng bạt phủ kín che nắng, mưa.

– Sau 7 – 10 ngày, nhiệt độ trong phân tăng lên và đạt 40 – 50 độ C. Làm ức chế sự nảy mầm của hạt cỏ cũng như diệt các loại mầm bệnh có trong phân chuồng có thể gây bệnh cho người và gia súc.

– Thời gian 20 ngày sau tiến hành đảo trộn từ trên xuống, từ ngoài vào trong cho đều. Tấp thành đống ủ tiếp khoảng 25 – 40 ngày nữa là có thể sử dụng tốt cho cây ăn trái, cây công nghiệp, các loại rau màu.