CÁCH KHẮC PHỤC NƯỚC AO NUÔI TÔM BỊ ĐỤC HIỆU QUẢ

Vào mùa mưa ao nuôi tôm thường bị đục gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo và làm giảm lượng oxy hòa tan ảnh hưởng gián tiếp đến sự sinh trưởng của tôm nuôi. Nắm rõ các nguyên nhân khiến nước ao đục sẽ giúp người nuôi có cách khắc phục nước ao nuôi tôm bị đục tốt nhất.

Vậy nguyên nhân khiến nước ao nuôi tôm bị đục là gì?

1. Nguyên nhân từ yếu tố tự nhiên:

– Do mưa lớn kéo dài làm rửa trôi đất quanh bờ, lượng bùn đất này là nguyên nhân chính gây đục nước trong ao vào mùa mưa.

– Do hoạt động của tôm và các sinh vật trong ao làm cho nước bị đục.

– Do các hạt keo đất sét lơ lửng trong ao không lắng tụ.

2. Nguyên nhân do con người tạo ra:

– Ao nuôi không được cải tạo kỹ lưỡng, sên vét đáy ao chưa sạch, ao nuôi quá cạn và quạt nước quá mạnh cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước ao nuôi bị đục.

– Sử dụng vôi kém chật lượng có nhiều tạp chất để tăng độ kiềm trước khi thả nuôi.

– Do người nuôi sử dụng các loại thức ăn công nghiệp, cho ăn dư thừa lâu ngày sẽ tích tụ làm nước ao nuôi bị đục.

Hình ảnh minh họa ao nuôi tôm bị đục

Cách khắc phục nước ao nuôi tôm bị đục

Tùy vào từng nguyên nhân mà bà con áp dụng cách xử lý nước ao nuôi tôm bị đục khác nhau.

– Nếu ao nuôi bị đục do bùn, đất thì tiến hành thay nước sau đó sử dụng vi sinh để phân hủy các chất lắng tụ dưới đáy ao.

– Nếu ao bị đục vật chất hữu cơ thì cũng tiến hành thay nước kết hợp với xử lý bằng vi sinh.

– Nước ao bị đục do tảo tiến hành cắt tảo bằng vôi vào ban đêm sau đó sử dụng vi sinh để diệt tảo tàn.

– Ao lắng bị đục thì sự dụng PAC để lắng tụ.

Tham khảo và sử dụng chế phẩm vi sinh EM gốc – Sản phẩm có khả năng xử lý đáy ao, phân hủy thức ăn dưa thừa và chất thải, cải thiện hệ vi sinh có lợi trong nền đáy ao nhằm giảm sự phát triển của vi sinh và ký sinh trùng có hại.

Chất trợ lắng PAC
Chế phẩm vi sinh EM gốc

Biện pháp phòng ngừa nước ao nuôi tôm bị đục

Để có thể hạn chế tình trạng nước ao nuôi tôm bị đục người nuôi cần lưu ý những vấn đề sau:

– Tiến hành cải tạo ao nuôi kỹ lưỡng, sên vét bùn đất dưới đáy ao rồi mới cấp nước vào ao nuôi.

– Đối với những hộ nuôi có điều kiện thì nên phủ bạc quanh bờ ao để giảm thiệu tình trạng ao nuôi bị đục vào mùa mưa.

– Cấp nước vào ao thông qua lưới lọc để ngăn các hạt lơ lửng vào ao.

– Lựa chọn vôi bón chất lượng và bón với liều lượng thích hợp.

– Cho tôm ăn bằng nhá để dễ dàng theo dõi và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

– Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học EM gốc  để ổn định màu nước, giảm hàm lượng khí độc và phân hủy các chất lằn tụ như: thức ăn dư thừa, xác tảo,…

Hiện tượng nước ao nuôi tôm bị đục khá phổ biến nên người nuôi cũng không nên quá lo lắng, chỉ cần áp dụng các cách khắc phục nước ao nuôi tôm bị đục trên đây chúng ta có thể hoàn toàn kiểm soát được tình trạng này.