Phèn là một trong những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng tôm nuôi. Nắm được cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm đúng kỹ thuật sẽ giúp người nuôi chủ động khử phèn một cách hiệu quả, tránh được thiệt hại về năng suất và chất lượng của vụ nuôi. Ao nhiễm phèn thường rất khó có thể xử lý triệt để, cần xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp xử lý phù hợp nhất.
Nguyên nhân gây ra phèn trong ao nuôi tôm
— Nguyên nhân khiến ao tôm bị phèn là do vùng đất tại ao có chứa hàm lượng sulfat cao, trong khi các hợp chất hữu cơ phân hủy ở điều kiện yếm khí sẽ hình thành vi khuẩn khử sulfat, lúc này lưu huỳnh (trong thực vật, trong nước biển, trong đất) sẽ kết hợp với lượng sắt có trong trần tích dưới đáy ao và tạo thành FeS2 (phèn- pyrite).
Mặt khác, khi mưa kéo dài, nước mưa rửa trôi phèn trên bờ ao xuống cũng là một trong những nguyên nhân khiến ao tôm bị phèn.
Cách phát hiện phèn trong ao nuôi tôm
Người nuôi có thể phát hiện ao nuôi bị phèn thông qua các hiện tượng sau đây:
— Nước ao chuyển màu trà nhạt, trong hơn và có váng vàng nhạt nổi trên mặt nước, kiểm tra độ pH thấy giảm.
— Thông thường, vùng đất bị nhiễm phèn sẽ có màu xám đen, nhất là những vùng có chứa hàm lượng FeS2 cao.
— Nếu tầng sinh phèn nông thì lượng phèn trong ao sẽ nhiều và các biện pháp cải tạo sẽ khó khăn hơn.
— Ao bị nhiễm phèn sẽ khiến mang và thân tôm chuyển sang màu vàng, vỏ tôm cứng hơn bình thường, tôm bỏ ăn sau mưa.
— Những ao bị nhiễm phèn nặng tôm có hiện tượng tấp mé bờ, thậm chí chết rải rác do phèn bám vào mang tôm làm cản trở quá trình lấy oxy của ao.
Tôm bị nhiễm phèn vỏ và mang có màu vàng
Tác hại của phèn trong ao tôm
— Ảnh hưởng của phèn đối với ao nuôi
+> Độ phèn trong ao nuôi tôm cao sẽ khó khăn trong việc gây màu nước do tảo phát triển chậm.
+> Ao tôm bị phèn sẽ có pH thấp, ngăn cản sự khuếch tán của Na+ và K+ từ ngoài vào trong ảnh hưởng đến quá trình tạo vỏ của tôm.
+> Phèn nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự họa hóa các Enzyme.
+> Ao tôm nhiễm phèn sẽ làm tăng quá trình hô hấp của tôm, mất nhiều năng lượng khiến tôm chậm phát triển.
— Ảnh hưởng của phèn đối với tôm nuôi
+> Tôm khó lột xác: Trong chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng, khi mà hàm lượng phèn cao sẽ làm giảm độ pH trong nước làm cho tôm khó lột xác.
+> Tôm bị mềm vỏ: Khi ao tôm bị phèn thì hàm lượng Ca2+ và Mg2+ sẽ giảm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo vỏ trên tôm, dẫn đến hiện tượng mềm vỏ.
+> Tôm chậm lớn: Tôm chậm phát triển, màu sắc xám đen.
Phèn trong ao tôm khiến tôm chậm lớn
Cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm
+> Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi ở các vùng đất ít bị nhiễm phèn.
+> Nên lót bạt đáy ao để tránh hiện tượng rò rỉ phèn trong ao nuôi.
+> Chuẩn bị và cải tạo ao nuôi thật kỹ, bón lót vôi đáy ao, sên rửa lại nhiều lần cho sạch trước khi cấp nước vào ao nuôi.
+> Xử lý nguồn nước cấp vào thật sạch, nên sử dụng kít kiểm môi trường để xem có hàm lượng sắt trong nước cấp không.
+> Nếu ao nuôi bị nhiễm phèn ta dùng EDTA để hạ phèn trong ao tôm, nên chú ý đến khoáng sau khi sử dụng để bổ sung đầy đủ cho tôm.
+> Ngoài ra có thể dùng vôi để khử phèn ao tôm và nâng pH, tạo hệ đệm cho ao nuôi. Nên rải vôi vào lúc chiều mát và cấp nước ngay vào ngày hôm sau.
+> Hiện nay, sử dụng vi sinh cũng là cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm được một số hộ nuôi áp dụng và đem lại hiệu quả rất cao. Trong vi sinh chứa các loại vi khuẩn có khả năng phân hủy phèn. Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm, thân thiện môi trường mà hiệu quả hạ phèn trong ao tôm đem lại rất cao.
=> Lưu ý: Khi trời sắp mưa thì cần giảm lượng thức ăn cho ao nuôi, mưa to kéo dài thì cần ngừng cho ăn chờ đến khi ngớt mưa. Để đảm bảo sức đề kháng cho tôm, tránh bị mềm bỏ thì nên trộn men vi sinh, khoáng chất và Vitamin vào thức ăn tôm nuôi mỗi ngày. Định kỳ xi phong đáy ao để giảm thải lượng hợp chất hữu cơ dư thừa dưới đáy ao.
Kỹ sư – Nguyễn Đình Chiểu